Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Tháp nhu cầu Maslow

Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) đã công bố nghiên cứu về thang nhu cầu của con người . Đây là lý thuyết về tâm lý được xem là có giá trị nhất trong hệ thống lý thuyết tâm lý mà tầm ảnh hưởng của nó đã được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhân sự và marketing
thang maslow 1 by you.
 Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ
Nó được chia làm 5 bậc:

1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người tồn tại. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Tức là các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn.
Bạn cần ăn để không chết đói, ống nước để không chết khát,…
Và khi ăn no, mặc ấm bạn sẽ không dừng thỏa mãn ở mức độ này mà muốn ăn ngon, mặc đẹp hay tiến xa hơn. ^^
2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs)
Nhu cầu cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Ex: Nếu bạn là một sinh viên nghèo, mỗi buổi sáng đi học bạn cần ăn sáng. Bạn chỉ cần một nắm xôi ăn được và rẻ. Bạn chọn bà bán xôi 3.000đ, không được vệ sinh cho lắm nhưng cũng chẳng chết người.
thuc an by you.
Nhưng khi đi làm có tiền hơn, bạn lại không ăn quán xôi này nữa, chấp nhận mua 7.000 – 8.000đ một gói xôi, nhưng ăn uống hợp vệ sinh hơn, không sợ bị lăn ra đau bụng.  Khi đã đảm bảo được nhu cầu cơ bản thì bạn bắt đầu quan tâm đến nhu cầu an toàn.
Nguy hiem by you.
Họ cần sự bảo vệ, an toàn trước những sự đe dọa, mối nguy hiểm gây tổn hại về vật chất hay tinh thần. Đó là sự mong muốn sống một cuộc sống ổn định, một  xã hội hòa bình. Đây cũng là lí do mà xuất hiện hệ thống pháp luật hay đội ngũ công an, cảnh sát trong cuộc sống của chúng ta.
3. Nhu cầu về xã hội (Belonging needs)

Muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Đây là một nhu cầu về tinh thần. Khi con người mong muốn được gắn bó với tổ chức hay một phần trong tổ chức nào đó hay mong muốn về tình cảm thì ấy chính là nhu cầu xã hội. Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng.
Nhu cầu này cũng không kém phần quan trọng. Bạn chẳng thể sống trong thế giới riêng mình bạn và hằng ngày hát: “ai em ờ lòn nờ lý”. Không những thế, khi “cho” và “nhận” những tình cảm tốt đẹp chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và làm việc với hiệu suất tốt hơn.
Ex: Mâu thuẫn “mẹ chồng nàng dâu” cũng có thể được giải thích từ nhu cầu này. Khi người mẹ cảm thấy tình cảm của đứa con trai mà mình nuối nấng bấy lâu nay bị chia sẻ cho một người khác, bà sẽ có cảm giác bị mất đi một phần trong mình. Chính vì thế, nếu bạn là một nàng dâu để có được thiện cảm với mẹ chồng bạn cần cho bà ấy biết: “bạn không lấy đi tình cảm của con trai bà, mà bạn cũng là đứa con của bà, vợ chồng bạn luôn quan tâm và mang lại cho bà hạnh phúc.” ^^
Và trong marketing, để lấy được lòng của khách hàng bạn hãy đem lại cho họ những cảm xúc tốt nhất điều này góp phần không nhỏ để tạo ra sự thành công.
4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu thừa nhận. Đây là nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội.
5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization)
Đây là nhu cầu đỉnh của thang Maslow, nhu cầu được thể hiện bản thân, được khẳng định mình trong cuộc sống  hay sống và làm việc theo đam mê và cống hiến hết mình cho nhân loại hay một cộng đồng. 
Việc làm của họ dựa trên chân lý, sự hiểu biết, thông thái và sự từng trải. Mà theo Maslow chỉ có một tỉ lệ nhỏ dân số đạt được mức độ này. Đó là những vĩ nhân như:
 – Albert Einstein (1879 – 1955) người nổi tiếng với thuyết tương đối.
albert-einstein by you.
Hay Thomas Alva Edison (1847 – 1939) Nhà phát minh vĩ đại trong lịch sử

Và còn nhiều nữa, những con người vĩ đại đã dành tất cả tâm huyết và trí tuệ của mình để vươn đến đỉnh cao  trong mọi lĩnh vực của cuộc sống,
Trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại cả 5 nhu cầu này, song nhu cầu chủ lực sẽ quyết định đến tính cách và hành vi của chúng ta.Và mỗi giai đoạn khác nhau chúng ta sẽ có những nhu cầu chủ lực khác nhau. 
=>Trong marketing, khi tung một sản phẩm ra thị trường, chúng ta cần chọn đối tượng khách hàng mục tiêu, chúng ta cần hiểu được họ đang ở nấc nhu cầu nào để tác động một cách hợp lí nhất.
=> Trong quản trị nhân sự: Nắm bắt được nhu cầu hiện tại của người lao động và có giải pháp thỏa mãn nhu cầu tạo động lực phấn đấu, phát huy tối đa năng lực của họ
Nhìn lại những gì có trong cuộc sống của bạn nhé:
-  Là sinh viên mới ra trường bạn chỉ cần một việc làm với mức lương đủ sống là được.
-  Sau khi làm việc được vài ba tháng, nhu cầu an toàn trong bạn xuất hiện, bạn bắt đầu nói với boss của mình về hợp đồng lao động, về các chế độ y tế bảo hiểm.
-  Bạn bắt đầu gắn bó với mọi người trong công ty, coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình, cảm thấy bạn là một phần không thể thiếu của nó. Đây là lúc nhu cầu thuộc về, nhu cầu tình cảm trong bạn trỗi dậy.
-  Làm việc 5 năm – 10 năm, bạn có mong muốn được thừa nhận trong công ty, muốn mình là người có tiếng nói trong công ty, muốn được đề bạt làm tổ trưởng hay chức vị quản lí.
-  Đến một lúc nào đó, có thể đồng tiền không phải là thứ giữ bạn. Bạn muốn làm một công việc mà bạn yêu thích, đam mê và cống hiến hết mình.
- Nếu bạn là một người quản lý, bạn cần biết nhân viên của mình đang ở mức nhu cầu nào để biết cách giúp họ làm việc đạt hiệu suất cao nhất.
Tháp nhu cầu Maslow có thể giúp ta nhận ra và chiêm nghiệm được nhiều điều thú vị trong cuộc sống, vậy bạn đã ứng dụng nó để giải thích những điều xảy ra xung quanh bạn chưa??? ^^

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

How to read English well?

5 Lợi ích của việc đọc tiếng Anh

Đọc tiếng Anh không chỉ đơn thuần là tìm kiếm thông tin phù hợp cho công việc, nó có những lợi ích mà đôi khi ngay cả đến những người đang luyện đọc còn không biết.
1. Tạo động lực học tiếng Anh mỗi ngày: Đọc nhiều tài liệu tiếng Anh sẽ dần trở thành thói quen. Bạn sẽ không còn tìm kiếm kiến thức trên internet bằng tiếng Việt nữa và thay vào đó là những kiến thức mới mẻ giúp bạn có nhiều sáng kiến hay trong công việc.
2. Học được cách suy nghĩ bằng tiếng Anh: Đương nhiên khi đọc tiếng Anh, những từ và cụm từ sẽ lặp lại rất nhiều. Những hình ảnh hiển thị của từ ngữ Tiếng Anh thấm sâu hơn và bật thành suy nghĩ.
3. Một cách luyện và ghi nhớ từ vựng rất tốt: Bạn sẽ dần quên hết những gì đã học nếu hàng ngày không tiếp xúc với nó. Với từ vựng Tiếng Anh cũng vậy, những từ và cụm từ thông dụng được lặp lại nhiều lần giúp bạn nhớ sâu hơn.
4. Bổ trợ thêm cho kỹ năng viết báo cáo, viết bài luận: Nếu có thì chắc chắn việc đọc không thể thiếu với mỗi người. Bởi từ những cuốn sách nổi tiếng bằng tiếng Anh, bạn sẽ có lối tư duy tốt hơn, cách hành văn mạch lạc hơn khi học hỏi từ tác giả.
5. Cập nhật kiến thức nhanh hơn và cải thiện thu nhập luôn đi cùng nhau. Nếu bạn có những đề xuất mới mẻ cùng cách làm việc táo bạo theo logic thì hẳn thu nhập của bạn sẽ nâng cao hơn rất nhiều. Chu kỳ hoạt động đọc của 2 trường hợp đọc ít và nhiều, thể hiện rõ hệ quả tích cực đối với những người đọc tốt và đọc thực sự đã trở thành một sở thích hữu ích.
cách đọc tiếng anh
Đọc tốt sẽ phát triển tốt kỹ năng tiếng Anh và kiến thức chuyên ngành

4 bước luyện đọc tiếng anh hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị
Rất nhiều người vẫn thường rơi vào tình trạng “buồn ngủ khi thấy chữ”.
Lý do thì có vô vàn:
  • Vì chưa tạo lập được thói quen đọc sách?
  • Vì không hiểu nội dung cuốn sách trình bày, cảm giác nhàm chán đến nhanh hơn?
  • Vì cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ?
  • Hay đơn giản là bạn chưa có đủ tinh thần cho cuộc hành trình này?
Vì vậy khâu chuẩn bị cho những thứ sắp diễn ra vô cùng quan trọng. Hãy sẵn sàng mọi thứ trước khi vào bài đọc: từ bút chì, sổ tay, từ điển…
Và, trong thời gian luyện đọc này cần đảm bảo không ai có thể làm phiền mình bằng cách rời xa điện thoại hay bất kỳ thiết bị giải trí nào khác.
Hơn hết, bạn cần chuẩn bị một thái độ cực kỳ nghiêm túc, hãy ngồi thẳng lưng, hít thật sâu,..
Bắt đầu ngay, không để bất kỳ thứ gì khác làm phân tâm.
Bước 2: Đọc lướt 1 lần
Bước đọc lướt này giúp bạn hiểu sơ qua về phần nội dung mà cuốn sách muốn trình bày để có thể tiếp tục đi sâu hơn vào phân tích sau đó. Bước này với nhiều người là thừa nhưng thực hiện đúng bạn sẽ thấy rõ tác dụng cho khả năng đọc Tiếng Anh của mình.
Cách thực hiện:
  • Đọc lướt qua tiêu đề: lấy sườn ý của cuốn sách, những gì được trình bày thông qua tiêu đề này
  • Lướt qua đoạn đầu và đoạn cuối để hiểu được ý chính của vấn đề
  • Trong quá trình đọc lướt, đừng ngừng lại và xem chi tiết mình chưa hiểu mà hãy note lại bằng bút nhớ những gì khiến bạn ấn tượng, những gì cần đọc kỹ hoặc phần nào có thể bỏ qua
Nghĩ lại xem bạn nhớ được những gì? Note lại những câu hỏi mà bạn băn khoăn nhất.

Bước 3: Điều chỉnh tốc độ và đọc cụm từ liên quan

Bây giờ thì tiến hành đọc thực sự những gì cuốn sách viết. Vì đã tiến hành đọc lướt một lần rồi nên bước này sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu bạn tập trung.
cách đọc tiếng anh
Đọc theo cụm từ và ngữ điệu
Chắc chắn sẽ có những từ vựng mà bạn chưa gặp bao giờ hoặc đã quên. Đừng vội vàng tra nghĩa ngay sau khi nhìn thấy mà bình tĩnh đoán ý là thủ pháp giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Không chỉ thể, cách học này còn giúp bạn luyện thêm được kỹ năng phán đoán lại luyện được khá lớn lượng từ vựng mỗi ngày.
Thực hiện:
  • Điều chỉnh tốc độ bài đọc để mình có thể hiểu được sát nhất ý tác giả muốn trình bày. Hãy đọc nhanh những phần dễ hiểu và đọc kỹ hơn những phần quan trọng
  • Note lại ý chính mang lại giá trị củng cố kiến thức cho bạn
  • Tìm những động từ, cụm động từ liên quan để trả lời cho câu hỏi đặt ra ở bước 2
  • Kết thúc bài đọc, bạn cần nắm rõ những gì cuốn sách trình bày

Bước 5: Thâu tóm nội dung và kể lại

Những gì trình bày ở trong sách mà bạn học được chỉ thật sự thuộc về bạn khi bạn có thể diễn đạt lại nó. Bằng một hay nhiều cách khác nhau: mindmap, trình bày văn bản, kể lại với người khác… Sử dụng tiếng Anh sẽ giúp bạn một lần nữa như được học lại kiến thức và chắc chắn nhớ rất lâu.
Hãy nhớ:
  • Đừng dành quá nhiều thời gian để học từ vựng tiếng Anh trước khi bắt đầu việc rèn luyện kỹ năng đọc
  • Hãy bắt đầu bằng một quyển truyện ngắn khi trình độ còn đang ở dạng sơ cấp nhất
  • Đọc tiếng Anh lưu loát nhưng phải hiểu được nội dung ý nghĩa của cuốn sách. Bằng không mọi thứ cũng như nhau.
  • Kỹ năng không có sẵn, chỉ có khi ta luyện tập nó đều đặn. Vì vậy hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để đọc.

5 lưu ý để cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh

1. Luôn dành thời gian cho việc đọc tiếng Anh
Rất đơn giản, hãy nhanh chóng quay lại xem bạn yêu thích chủ đề nào nhất. Hay những vấn đề bạn đang cần quan tâm là gì?
Và mọi thứ bạn cần làm là thực hiện theo thứ tự:
  • Tìm một nơi yên tĩnh, không khí trong lành, ánh sáng vừa đủ để ngồi
  • Thời gian đọc sách của bạn là bao nhiêu. Hãy dành ra ít nhất 30 phút và căn giờ rồi thực hiện nhiệm vụ
Có thể bạn không để ý đến những điều nhỏ nhặt trên, nhưng chúng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tập trung của mình. Tốt nhất, hãy tuân thủ để có chất lượng làm việc cao nhất.
2. Đọc loại sách yêu thích hoặc cần thiết cho công việc
Không như những phương pháp học tiếng Anh khác, bạn có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi. Điều quan trọng là tìm được một cuốn sách thú vị và phù hợp với trình độ của mình.
Và bây giờ,
Điều bạn quan tâm là gì? Bạn đang làm trong lĩnh vực nào? Đang học ngành gì, hay điều gì làm bạn cần bận tâm trong thời gian gần đây?
Hãy đọc những thứ hữu ích hơn với mình để chắc chắn rằng bạn hững thú với những quyển sách đó.
Trình độ đọc tiếng Anh của bạn đến đâu? Bạn không thể lựa chọn một quyển tiểu thuyết dài đến mấy nghìn trang trong khi trình độ tiếng Anh của mình còn quá yếu. Chắc chắn là chẳng ai có thể giữ nổi bình tĩnh mà chờ đọc hết 30 phút. Vì vậy lựa chọn một quyển sách phù hợp trình độ rất quan trọng.
Và nữa, hãy chọn những cuốn sách tiếng Anh, dù là bất kỳ thứ gì liên quan đến sách cũng ưu tiên ngôn ngữ này lên đầu.
3. Tự vấn – hỏi khi đọc và sau khi đọc
Đây là cách bạn tư đặt ra câu hỏi khi tham gia đọc sách. Hỏi với nhiều khía cạnh khác nhau và tự trả lời những câu hỏi đó sẽ giúp rèn luyện kỹ năng đọc, kỹ năng nói và nhớ rất lâu kiến thức của mình.
Một vài dạng câu hỏi tương ứng với “what, when, where, why, how”… giúp bạn tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn. Không những thế cách trả lời mà bạn đáp lại sẽ được đa dạng hóa với nhiều hình thức khác nhau giúp trình độ tiếng Anh được nâng cao.
Bạn có thể áp dụng bằng cách note lại những từ “key” của đoạn văn vừa đọc rồi đặt câu hỏi xung quanh từ đó.
4. Luyện đọc lưu loát
Tốt nhất, với một đoạn văn hay mội cuốn sách tiếng Anh bạn nên đọc đi đọc lại 3 lần. Mỗi lần với 1 tốc độ đọc khác nhau.
  • Lần 1: đọc lướt nội dung
  • Lần 2: đọc chậm đãi và chọn lọc ý chính
  • Lần 3: lần tổng kết những gì mình cần mà còn sót
Hãy nhớ đọc tiếng Anh là một kỹ năng, đã là kỹ năng thì cần luyện tập đều đặn hàng ngày.
Có một bí kíp cho bạn đó là “bạn không thể hiểu hết được những gì bạn đọc nếu chỉ đọc theo từng từ thay vì đọc cả câu”. Kể cả khi đọc thầm trong đầu bạn cũng nên đọc thành vần điệu, theo các cụm từ liên quan với nhau như đang luyện nói.
Ở phần này, bạn hãy hiểu rằng điều tôi muốn nói là cách luyện đọc lưu loát chứ không phải đọc hiểu. Hãy áp dụng cách đọc này khi bạn đã thực hiện xong bước 3 trong phần “4 bước luyện đọc tiếng Anh ở trên”.
5. Đọc nhiều loại văn bản, sách vở khác nhau
Cùng một chủ đề quan tâm, bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức đọc khác, chúng là email, blog, tweet, facebook…
Việc thay đổi tài liệu đọc này để bạn học hỏi nhiều cách trình bày khác nhau của vấn đề, cũng được mở rộng thêm nhiều nguồn thông tin mà một vài tài liệu trước đây chưa đề cập đến.
Tùy theo từng lĩnh vực khác nhau mà chủ đề lựa chọn sẽ thay đổi.

5 website giúp bạn luyện đọc tiếng Anh hiệu quả

Tất nhiên khi đã thấm nhuần phương pháp thực hiện rồi, còn một việc cũng quan trọng không kém đó là tạo cảm hứng cho việc thực hành thông qua những tài liệu phù hợp. Có rất nhiều nguồn học liệu tiếng Anh bạn có thể sử dụng, tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin này việc tìm được những tài liệu tốt trên internet cũng không khó khăn lắm.
  Dưới đây là một số link website uy tín được nhiều người quan tâm, bạn có thể tham khảo và sử dụng cho quá trình luyện tập:
1. http://www.starfall.com/ là một website ứng dụng cho trẻ em, nhưng nếu là người mới học tiếng Anh thì đây là ứng dụng tuyệt vời cho bạn phát triển khả năng đọc của mình. Giao diện thân thiện, dễ dùng là điều có thể nhìn thấy đầu tiên khi truy cập vào website.
2. http://www.manythings.org/voa/stories/ Với thời lượng khoảng 10 phút cho một bài đọc, bạn sẽ đươc luyện tập rất nhiều kiên thức cũng như tìm hiểu nền văn hóa Mỹ. Nếu chưa rành về phát âm, website cũng tích hợp các bài đọc file mp3 cho bạn nghe và nhấn nhá theo.
3. http://reading.ecb.org/ Tương tác như một trò game nhưng lại là một cách học thú vị, không gây nhàm chán cho người dùng bởi hệ thống âm thanh, chơi trò tìm câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra trước đó.
4. https://www.englishclub.com Rất nhiều chủ đề cho bạn lựa chọn, qua đó bạn có thể biết nhiều kiến thức rất bổ ích. Và đặc biệt được biên soạn bằng tiếng Anh nữa chứ :)
5. http://www.bbc.co.uk Một kênh thông tin kinh điển cho bạn yêu thích cập nhật thời sự quốc tế.
Thanks for reading, try best and successful (y)
(Source: internet)

Bài học về giá trị

        Trong một buổi diễn thuyết, một vị giáo sư đáng kính mở đầu bài diễn thuyết bằng một cách giơ lên một tờ 100 dollar và hỏi: ...